Chuyển đến nội dung chính

Thích thú kiểu "uống cà phê rồi ăn luôn cốc" độc đáo ở Sài Gòn


Loại cà phê độc đáo này chỉ có thể thưởng thức trong 3 - 5 phút, khi dùng cà phê xong có thể ăn luôn chiếc cốc.



Nằm trên đường Trần Quang Khải (quận 1, TP. HCM), quán cà phê MIB của anh Trần Thanh Tùng (27 tuổi) đang thu hút nhiều bạn trẻ. Là một người trẻ đam mê kinh doanh, anh Tùng luôn không ngừng tìm tòi nhiều phương thức maketing độc đáo để hút khách. Quán cà phê ăn luôn cốc này đã chứng minh được sự thành công trong kinh doanh của anh.



Anh Tùng cho biết, trong một lần tình cờ "lang thang" trên các diễn đàn mạng, anh nảy ra ý tưởng độc đáo về phương thức chế biến cà phê. Sau nhiều năm lên ý tưởng và học cách chế biến, anh bắt đầu mở quán bán cà phê độc đáo này. Loại cà phê "độc" của quán được chế biến theo công thức đặc biệt, có sự kết hợp giữa bánh (lớp bên ngoài), cookie free (lớp giữa) và presso (lớp trong cùng). Chỉ cần cho cà phê pha thêm sữa cùng ít kem tươi là có ngay cốc cà phê thơm ngon.



Cốc cà phê có kích thước khoảng 20 - 25mm, khi pha cà phê vào cũng ở mức 20 - 25ml. Điều đặc biệt phải thưởng thức ly cà phê trong 3 -5 phút mới có thể giữ được ly cà phê nguyên vẹn.



Với giá bán khá mềm 10.000 đồng/cốc, nếu khách muốn thưởng thức loại cà phê này thì phải đặt trước vì có rất nhiều người mua. Một ngày quán anh Tùng làm được khoảng 100 ly cà phê loại này, chia đều bán vào hai buổi sáng và chiều tối.



Để chế biến một ly cà phê độc đáo nói trên tốn rất nhiều thời gian. "Phải mất khoảng 15 phút chế biến mới ra được ly cà phê độc đáo" - anh Tùng cho biết.



Khi rót cà phê vào chiếc cốc đặc biệt này, phục vụ phải nhanh chóng mang đến bàn cho khách.



Nhiều bạn trẻ đến đây đều rất thích gọi cà phê ăn luôn cốc. Sau khi phục vụ đem tới phải thưởng thức ngay nếu không muốn cốc cà phê bị vỡ.



Đây là dạng bánh nướng bên trong có phủ một lớp chocolate trắng để cà phê lâu ngấm vào lớp vỏ bánh.



Trong khi thưởng thức có thể pha thêm nước đường nếu cảm thấy đắng.



Với loại cà phê ăn luôn cốc, phải dùng muỗng để thưởng thức vì khi đưa lên miệng uống có thể làm vỡ cốc.



Một bạn trẻ cảm thấy rất ngon miệng khi nhắm mắt thưởng thức loại cà phê độc đáo.



Lần đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn, loại cà phê ăn luôn cốc đã thu hút nhiều người và phải đứng xếp hàng mới mua được.



Ngoài sự đặc biệt của cốc cà phê, không gian quán yên tĩnh tạo sự thoải mái cho nhiều bạn trẻ khi đến đây. 

Theo Tứ Quý / Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ngon nổi tiếng ở Bạc Liêu

Khi đến với Bạc Liêu, du khách không chỉ được đắm chìm vào những câu vọng cổ mượt mà, thiết tha đi vào lòng người, mà còn được níu giữ bởi những món ăn ngon đậm chất miền sông nước. Bánh canh tôm nước cốt dừa Đây là món ăn có sự kết hợp hài hoà giữa vị mặn và ngọt béo, tuy lạ miệng nhưng rất ngon và hấp dẫn nhiều du khách khi đến Bạc Liêu. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo, thường để cho sợi bánh ngon thì người ta làm thủ công. Nước dừa thanh ngọt hoà chung với sườn heo được hầm kĩ, tôm tươi làm sạch, bỏ đầu, bóc vỏ ướp gia vị rồi xào vừa chín tới. Khi có khách, chủ quán cho sợi bánh canh vào nồi trụng chín rồi cho nước sup vào, thêm ít tôm xào và nước cốt dừa. Rắc ít tiêu xay và hành ngò là thực khách có thể dùng ngay tô bánh canh đậm đà. Bánh canh nước cốt dừa tạo hương vị vừa lạ vừa quen miệng bởi độ thơm thơm béo béo Mắm chua Vĩnh Hưng Nói đến mắm chua ở Bạc Liêu, thì không thể bỏ qua món mắm chua trứ danh Vĩnh Hưng. Tuy là mắm, nhưng mắm chua chỉ để được đối đa nửa tháng. Mắm

Thương nhớ vị thịt chua xứ Mường

Vùng Thanh Sơn (Phú Thọ) không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh, mà còn bởi những món ăn đậm đà hương vị dân tộc, mà thịt chua một ví dụ điển hình. Nơi đây vốn là vùng cư trú của đồng bào dân tộc Mường. Nền ẩm thực truyền thống của người xứ Mường bao đời nay gắn liền với món thịt chua. Theo những già làng, khi xưa mảnh đất này có nhiều lợn rừng, lợn đen ngon. Khi mổ lợn, muốn giữ ăn lâu ngày người dân đã nghĩ ra cách làm món thịt chua để ăn dần. Những vật dụng quen thuộc như ống tre, ống nứa được tận dụng để mưới thịt, đơn giản bằng cách cho thịt lợn vào rồi bịt kín đầu và treo lên gác bếp để ăn quanh năm. Thịt lợn ăn kèm với rau rừng, hương vị rất riêng của vùng đất xứ Mường Ấy là khi xưa, còn hiện tại với cuộc sống thuận lợi, đầy đủ hơn nên người Mường Thanh Sơn chế biến và muối thịt chua vào chai lọ cho tiện. Thoạt nghe qua, ta hình dung món thịt chua khá đơn giản, nhưng thực tế nó đòi hỏi nguyên liệu hết sức cầu kỳ. Lợn để làm thịt chua phải là lợn Mán đen, nuôi tự nhiên, khôn

13 đặc sản Phú Yên làm say lòng du khách.

Sò huyết Ô Loan, gỏi cá mai, bún mực, bò một nắng, ghẹ Sông Cầu.. là những đặc sản đã gắn liền với vùng đất du lịch Phú Yên. Xôi bồ câu được xem là đặc sản của xã An Định, huyện Tuy An. Bồ câu sau khi làm sạch băm nhuyễn, xào chín với hành, dầu, tiêu, ớt, tỏi, rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau khi xôi chín thì nhanh tay trộn đều cùng với phần thịt vừa xào . Khi ăn, dọm kèm xôi với bồ câu rô ti. Xôi bồ câu có hương vị đặc sắc cùng cách chế biến khá công phu Cá nục hấp là món ăn dân dã, không cầu kì trong chế biến nhưng hương vị lại hấp dẫn khó quên. Để có món cá hấp ngon thì nhất định phải chọn loại cá tươi, kích thước vừa phải ( không quá to, cũng không quá nhỏ). Cá sau khi được hấp chín thì ăn kèm với rau sống, bánh tráng nướng (bánh đa). Điều đặc biệt là nước chấm ăn kèm phải là nước cá kho. Bún mực: Nếu bún mực ở Khánh Hòa có nước dùng thanh ngọt thì bún mực ở Phú Yên lại có vị chua chua để món ăn không ngán. Tô bún mực với sợi bún trắng phau, nước dùng trong vắt có v