Chuyển đến nội dung chính

20 hàng bánh ướt, bánh cuốn ngon ở Sài Gòn

Có cùng nguyên liệu và cách chế biến, tuy nhiên, khi thưởng thức, bánh cuốn và bánh ướt lại mang đến cho người ăn những trải nghiệm khác nhau rất ngon miệng và thú vị.

10 hàng báng cuốn ngon ở Sài Gòn

- Bánh cuốn Song Mộc - hẻm 157 Vườn Chuối, quận 3. Đây là địa chỉ được nhiều người rỉ tai nhau khi muốn ăn món bánh cuốn đúng vị Bắc ở Sài Gòn. Mức giá ở đây khá cao so với một quán vỉa hè nhưng nhờ hương vị thơm ngon nên quan vẫn thu hút rất đông thực khách. Bạn có thể ghé đến đây vào buổi sáng để thưởng thức món ăn này.

Bánh cuốn nóng là món ăn Hà Nội được nhiều người Sài Gòn yêu thích.
- Bánh cuốn Thiên Hương - 179A, đường 3/2, quận 10. Quán mở cửa từ 6h đến 12h và từ 16h đến 22h hàng ngày. Những chiếc bánh cuốn ở đây được tráng mỏng vừa ăn, nhân thịt cùng nấm hương, mộc nhĩ đậm đà, khi mang ra cho thực khách vẫn còn bốc khói, thêm một ít rau, nước chấm và vài lát chả quế là bạn đã có một bữa sáng ngon miệng.

- Bánh cuốn nóng - 268 Bà Hạt, quận 10. Với người dân quận 10 thì đây là một địa chỉ quen thuộc của món ăn này. Quán mở cửa từ sáng đến chiều tối nên thực khách có thể ghé ăn vào bất cứ giờ nào trong ngày. Mỗi phần ăn ở quán có giá vào khoảng 20.000 đồng đến 25.000 đồng.

- Bánh cuốn Hải Nam - 11A Cao Thắng, quận 3. Đây là một trong những hàng bánh cuốn lâu năm nhất ở Sài Gòn. Thời gian mở cửa từ 6h30 đến khoảng 22h nhưng nếu đến đây vào lúc sáng sớm hay chiều tối, thật khó để bạn có thể tìm cho mình một chổ ngồi ưng ý vì quán rất đông khách.

- Bánh cuốn Hồng Hạnh - 17A Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1. Với học sinh, sinh viên các ngôi trường gần khu vực này thì quán ăn này là một địa điểm quá đỗi quen thuộc. Thực đơn bánh cuốn ở đây khá đa dạng. Ngoài loại bánh cuốn truyền thống còn là một số món lạ khá ngon và độc đáo như món bánh cuốn trứng, một đặc sản của Lạng Sơn... Quán mở cửa từ 6h đến 23h hằng ngày.

- Bánh cuốn Tây Hồ - 127 Đinh Tiên Hoàng, quận 1. Có thể nói đây là thương hiệu nổi tiếng nhất của món ăn này ở Sài Gòn suốt hơn 50 năm qua. Trong tuổi trẻ của nhiều người, được ăn món này là cả một kỷ niệm đáng nhớ. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, món bánh này vẫn giữ được hương vị như những ngày đầu. Quán bán từ 5h30 đến 21h hằng ngày.

- Bánh cuốn lá chuối Hai Tần - chợ Nguyễn Tri Phương, 68 Nguyễn Lâm, quận 10. Có thâm niên hơn 60 năm, đây là hàng bánh cuốn gói lá chuối độc đáo nhất ở Sài Gòn. Chính vì thế nên ngay từ mờ sáng, nhiều người đã tranh thủ đến đây để thưởng thức món bánh ngon miệng này trước khi bắt đầu một ngày mới.

- Bánh cuốn chả bò Ý Thiên - 274 Bà Hạt, quận 10. Với tuổi đời hơn 20 năm, đây là hàng bánh cuốn độc đáo với món bánh cuốn ăn kèm chả bò đặc trưng của Đà Nẵng. Chính sự kết hợp thú vị này giúp quán ăn luôn đông khách hằng ngày. Quán mở cửa từ 15h đến khoảng 24h.

- Bánh cuốn Nguyễn Trãi - hẻm 150 Nguyễn Trãi, quận 1. Tuy chỉ là quán ăn nhỏ trong hẻm nhưng tuổi đời của quán này đã hơn 50 năm và chủ quán năm nay cũng đã ngoài 90 tuổi. Với nhiều thế hệ người dân ở xung quanh khu vực này thì con hẻm này đã trở nên quá đỗi quen thuộc và nổi tiếng. Quán bán từ 5h30 sáng đến 12h.

- Bánh cuốn cà cuống - 89 Lý Tự Trọng, quận 1. Cũng bán bánh cuốn như các hàng khác ở Sài Gòn, nhưng với những người gốc Bắc, quán ăn này là địa chỉ đặc biệt vì nó có tinh dầu cà cuống. Nhờ ăn bánh cuốn chấm với nước mắm có tinh dầu cà cuống nên món ăn cứ mang theo mùi thơm hấp dẫn thật khó tả. Bạn có thể ghé đây trong khoảng thời gian từ 6h đến 17h hằng ngày để thưởng thức món ăn này.

10 hàng bánh ướt ngon ở Sài Gòn

Bánh ướt là món ăn bình dị thường được bán trên các xe hàng rong hay hàng quán trên vỉa hè Sài Gòn.
- Bánh ướt - 88 Trần Khắc Chân, quận 1. Đến khu vực chợ Tân Định hỏi hàng bánh ướt Trần Khắc Chân hầu như không ai là không biết. Quán ăn bình dân này đã có tuổi đời hơn 60 năm, biết bao nhiêu thế hệ thực khách đến và đi nhưng ngần ấy năm quán vẫn giữ cho mình một hương vị như ngày đầu tiên. Quán bán từ 6h đến 10h sáng hằng ngày.

- Bánh ướt Hiền - 37 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Bắt đầu kinh doanh từ những năm 70 của thế kỷ trước, nên khách của quán chủ yếu là khách quen suốt hơn 40 năm qua. Món bánh của quán mềm dẻo, thơm ngon nên nhiều thực khách đến đây ăn rồi ưu ái cho rằng đây là hàng bánh ướt ngon nhất nhì Sài Gòn. Quán bán từ 6h đến 20h hằng ngày.

- Bánh ướt khu vực chợ Lớn - hẻm 992 đường 3/2, quận 11. Chủ nhân của hàng bánh ướt hơn 40 năm này là một gia đình người Hoa gốc Quảng Đông. Không có gì khác lạ so với các hàng bánh ướt khác của người Việt, điểm lạ duy nhất là những chiếc bánh ướt ở đây được tráng dầy và không dai bằng. Quán bán từ 6h đến 11h và từ 13h đến 23h hằng ngày.

- Bánh ướt vỉa hè - 93 Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Cái làm nên nét đặc trưng riêng biệt thu hút thực khách đến quán chính là chai tương ớt được pha hơi sánh ăn kèm. Chai tương ớt ở đây có màu đỏ đẹp mắt được pha từ hỗn hợp nước mắm, tỏi, đường, ớt và giấm, hơi sánh và có vị cay vừa phải, làm tăng thêm hương vị và kích thích vị giác cho người thưởng thức. Quán bán từ 6h đến 11h hằng ngày.

- Bánh ướt Phú Kiệt - 513 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11. Tuy chỉ là quán bình dân nhưng nó đã có tuổi đời hơn 10 năm và đây là địa chỉ ăn sáng quen thuộc của người dân quanh khu vực cư xá Lữ Gia. Quán bán từ 7h đến 22h30 hằng ngày.

- Bánh ướt Bảy Hiền -  767 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình. Nếu có dịp đi ngang qua ngã tư Bảy Hiền buổi chiều, bạn sẽ ngạc nhiên khi quán ăn đông ngẹt thực khách. Ngoài phần bánh ướt mềm dẻo, món ăn ở đây còn điểm xuyết thêm ít bánh tôm chiên giòn khiến người ăn thích mê. Quán bán từ 15h đến 23h đêm.

- Bánh ướt Hoa - 21 Nguyễn Công Trứ, quận 1. Quán ăn này thường rất đông khách vào buổi sáng. Nhiều người nhận xét đây là quán ăn khá ngon, phầm nước chấm đậm đà tuy rau hơi ít. Quán bán từ 6h30 đến khoảng 10h hằng ngày.

- Bánh ướt Út Phương - 277C Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận. Quán hơi khó tìm, không gian nhỏ nhưng sạch sẽ. Phần ăn ở đây cũng khá bình thường với bánh, nem, chả lụa, chả quế… Phần nước mắm ăn kèm dịu ngọt, không quá gắt nên rất vừa miệng. Quán bán từ 6h đến 11h và từ 16h đến 23h hằng ngày.

- Bánh ướt tôm chấy - khu vực chợ cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 4. Không ăn kèm chả lụa như những hàng bánh ướt khác, món ăn ở đây được ăn kèm với chả Huế và đặc biệt là tôm chấy đặc trưng xứ Huế. Ngoài bánh ướt, ở đây còn nhiều loại bánh khác mà bạn có thưởng thức như bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm... Quán bán từ 14h đến khoảng 20h.

- Bánh ướt thịt nướng - Quán O Xuân, 22A Nguyễn Hữu Cầu, quận 1. Đây là quán ăn xứ Huế, ngoài món bán ướt thịt nướng, thực đơn của quán còn rất nhiều món ngon khác như bánh nậm, bánh canh Nam Phổ, bánh ít, nem nướng... Quán bán từ 6h30 đến 21h30 hằng ngày.

Huấn Phan

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ngon nổi tiếng ở Bạc Liêu

Khi đến với Bạc Liêu, du khách không chỉ được đắm chìm vào những câu vọng cổ mượt mà, thiết tha đi vào lòng người, mà còn được níu giữ bởi những món ăn ngon đậm chất miền sông nước. Bánh canh tôm nước cốt dừa Đây là món ăn có sự kết hợp hài hoà giữa vị mặn và ngọt béo, tuy lạ miệng nhưng rất ngon và hấp dẫn nhiều du khách khi đến Bạc Liêu. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo, thường để cho sợi bánh ngon thì người ta làm thủ công. Nước dừa thanh ngọt hoà chung với sườn heo được hầm kĩ, tôm tươi làm sạch, bỏ đầu, bóc vỏ ướp gia vị rồi xào vừa chín tới. Khi có khách, chủ quán cho sợi bánh canh vào nồi trụng chín rồi cho nước sup vào, thêm ít tôm xào và nước cốt dừa. Rắc ít tiêu xay và hành ngò là thực khách có thể dùng ngay tô bánh canh đậm đà. Bánh canh nước cốt dừa tạo hương vị vừa lạ vừa quen miệng bởi độ thơm thơm béo béo Mắm chua Vĩnh Hưng Nói đến mắm chua ở Bạc Liêu, thì không thể bỏ qua món mắm chua trứ danh Vĩnh Hưng. Tuy là mắm, nhưng mắm chua chỉ để được đối đa nửa tháng. Mắm

Thương nhớ vị thịt chua xứ Mường

Vùng Thanh Sơn (Phú Thọ) không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh, mà còn bởi những món ăn đậm đà hương vị dân tộc, mà thịt chua một ví dụ điển hình. Nơi đây vốn là vùng cư trú của đồng bào dân tộc Mường. Nền ẩm thực truyền thống của người xứ Mường bao đời nay gắn liền với món thịt chua. Theo những già làng, khi xưa mảnh đất này có nhiều lợn rừng, lợn đen ngon. Khi mổ lợn, muốn giữ ăn lâu ngày người dân đã nghĩ ra cách làm món thịt chua để ăn dần. Những vật dụng quen thuộc như ống tre, ống nứa được tận dụng để mưới thịt, đơn giản bằng cách cho thịt lợn vào rồi bịt kín đầu và treo lên gác bếp để ăn quanh năm. Thịt lợn ăn kèm với rau rừng, hương vị rất riêng của vùng đất xứ Mường Ấy là khi xưa, còn hiện tại với cuộc sống thuận lợi, đầy đủ hơn nên người Mường Thanh Sơn chế biến và muối thịt chua vào chai lọ cho tiện. Thoạt nghe qua, ta hình dung món thịt chua khá đơn giản, nhưng thực tế nó đòi hỏi nguyên liệu hết sức cầu kỳ. Lợn để làm thịt chua phải là lợn Mán đen, nuôi tự nhiên, khôn

13 đặc sản Phú Yên làm say lòng du khách.

Sò huyết Ô Loan, gỏi cá mai, bún mực, bò một nắng, ghẹ Sông Cầu.. là những đặc sản đã gắn liền với vùng đất du lịch Phú Yên. Xôi bồ câu được xem là đặc sản của xã An Định, huyện Tuy An. Bồ câu sau khi làm sạch băm nhuyễn, xào chín với hành, dầu, tiêu, ớt, tỏi, rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau khi xôi chín thì nhanh tay trộn đều cùng với phần thịt vừa xào . Khi ăn, dọm kèm xôi với bồ câu rô ti. Xôi bồ câu có hương vị đặc sắc cùng cách chế biến khá công phu Cá nục hấp là món ăn dân dã, không cầu kì trong chế biến nhưng hương vị lại hấp dẫn khó quên. Để có món cá hấp ngon thì nhất định phải chọn loại cá tươi, kích thước vừa phải ( không quá to, cũng không quá nhỏ). Cá sau khi được hấp chín thì ăn kèm với rau sống, bánh tráng nướng (bánh đa). Điều đặc biệt là nước chấm ăn kèm phải là nước cá kho. Bún mực: Nếu bún mực ở Khánh Hòa có nước dùng thanh ngọt thì bún mực ở Phú Yên lại có vị chua chua để món ăn không ngán. Tô bún mực với sợi bún trắng phau, nước dùng trong vắt có v